0

Nhà thông minh là gì? Tại sao nó chưa phổ biến tại Việt Nam?

5/5 - (3 bình chọn)
Nhà thông minh là gì? đây là một khái niệm hiện đang rất được quan tâm bởi các kỹ sư thiết kế cũng như người dùng. Thu nhỏ thêm một xíu, chúng ta sẽ có smartroom (phòng thông minh) hay smartdevice (thiết bị thông minh) một dạng mini của smarthome khá phù hợp với những nước chưa có cơ sở hạ tầng mạng cũng như hạ tầng còn đơn giản như Việt Nam!Bài viết bạn nên đọc:

Nhà thông minh là gì? Smart Home là gì?

Nhà thông minh là gì?

Hiểu đơn giản, nhà thông minh là một ngôi nhà mà trong đó: Các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, ti vi, máy tính hay camera an ninh, hệ thống đèn, cửa, rèm… có khả năng điều khiển tự động hóa và giao tiếp với nhau theo một lịch trình/kịch bản định sẵn.

Đặc biệt, chúng có thể được điều khiển ở bất cứ đâu, từ trong chính ngôi nhà thông minh đó đến bất kỳ nơi nào trên thế giới thông qua các thiết bị di động dựa trên mạng internet. Vậy ngôi nhà thông minh sẽ có chức năng gì.

Các chức năng chính của nhà thông minh:

  • Điều khiển đèn tự động (on/off, dimmer, scence, timer, logic,…)
  • Điều khiển mành, rèm, cửa cổng tự động
  • Hệ thống giám sát an ninh, báo động, báo cháy
  • Điều khiển Điều hòa, máy lạnh chỉ dùng điện thoại, remote
  • Hệ thống Âm thanh đa vùng giúp nghe nhạc
  • Camera, chuông hình ngoài cửa
  • Hệ thống Bảo vệ nguồn điện giúp chống cháy nổ
  • Các tiện ích và ứng dụng khác,…
Tìm hiểu qua về nhà thông minh là gì rồi thì có thể tiếp tục xem smart room là gì nhé!

Smart Room là gì?

Còn smart room, nó là một dạng thu gọn của smart home, tức chỉ hạn định trong không gian của một căn phòng được chọn trong nhà. Vì mục đích từng phòng là khác nhau nên việc setup nhiều loại cảm biến, thiết bị điều khiển cũng khác nhau dẫn đến khi setup một căn nhà thông minh trở nên vô cùng đắt đỏ.

Smart Room giúp chủ nhân tiết kiệm được chi phí, chỉ thông minh hoá cho những nơi thực sự cần thiết như phòng khách hay phòng ngủ mà thôi!

Phòng thông minh có những gì?

Phòng thông minh có những gì?

Như vậy nhà thông minh là gì: Là sự khác biệt so với một ngôi nhà bình thường mà ở đó mọi việc quản lý và điều khiển thiết bị điện đều thực hiện bằng cách thủ công cơ học theo nguyên tắc Mở/Tắt (On/Off) thì Smart Home đã tiến lên một đẳng cấp khác về điều khiển, quản lý thiết bị một cách thông minh hơn rất nhiều.
Có thể xem qua video DEMO về ngôi nhà thông minh trong tương lai này

Với những tiện ích như vậy tại sao nhà thông minh vẫn chưa có khả năng phổ biến tại Việt Nam hay đa số các quốc gia khác?

Vì sao nhà thông minh chưa phổ biến

Vì sao nhà thông minh chưa phổ biến

Các hệ thống nhà thông minh hiện tại còn quá mới mẻ và chưa “thân thiện” với mọi đối tượng người dùng

Thực ra khái niệm smart home chỉ vừa phát triển gần đây, nó đi cùng với khái niệm cách mạng 4.0. Khi xu thế của thế giới là công nghiệp tự động hóa thì kéo theo rất nhiều các khái niệm mới ra đời.
Nhà thông minh là khái niệm đã có rất lâu từ các ý tưởng trên phim, đó là sự hoàn hảo của nó mà thôi còn thực tế áp dụng chúng ta vẫn sẽ gặp các rắc rối mà nó gây ra như:
  • Bài toán khi cúp điện các thiết bị cần hệ thống nguồn dự phòng hoặc không còn khả năng điều khiển online.
  • Sự không ổn định trong các hệ thống điện tử gây ra: Đèn tự sáng/tắt, cửa tự đóng mở, rèm tự kéo lên/xuống,… HẾT HỒN GIỮA ĐÊM.
  • Suốt ngày ngồi ôm SMART PHONE (điều khiển), chắc hẳn không ít người rất không thích.
  • Để hoàn thiện một hệ thống smart home thì đòi hỏi có đội ngũ chuyên, có thể phá vỡ kết cấu của ngôi nhà (công tắc mới, đèn mới, hệ thống rèm,…) khá bất tiện cho người dùng.
  • Đặc biệt là giá thành hiện nay khá đắt đỏ cho một hệ thống hoàn chỉnh
nhà thông minh là gì

nhà thông minh là gì

Hiện nay nhà thông minh vẫn chỉ dừng ở việc on/off hoặc cài đặt vài ngữ cảnh nhất định (đặt thời gian on/off…) chứ chưa có khả năng tự động theo môi trường, ngữ cảnh bất kỳ. Vì để có được các giá trị môi trường chính xác cho từng ngôi nhà thì đòi hỏi có số lượng cảm biến lớn cũng như chất lượng cảm biến cực tốt để có thể hoạt động chính xác nhất.

Rào cản tâm lý người dùng

  • Từ khi phát minh ra điện và đưa điện trở thành ứng dụng sinh hoạt vào mỗi gia đình thì thời gian cũng xấp xỉ 150 năm và ở Việt Nam cũng vào 1 thế kỷ. Trong suốt quãng thời gian rất dài đó cho đến hiện tại việc điều khiển thiết bị điện như đèn điện, máy móc vẫn đơn giản dựa vào công tắc theo kiểu On/Off bất chấp nhân loại đã đi rất xa trên công đường kỹ thuật công nghệ.
  • Mặc dù việc điều khiển cơ học tồn tại rất nhiều nhược điểm, tạo ra nguy cơ lớn về tai nạn điện, cháy nổ và tổn hao điện năng ngoài ý muốn nhưng do việc sử dụng quá lâu dài tạo ra rào cản tâm lý quá lớn khiến người dân thường có mặc định sử dụng thiết bị nhà thông minh là không cần thiết dù nhiều người hoàn toàn đủ điều kiện để lắp đặt.
  • Đó là chưa kể còn rất nhiều người Việt chưa quen với công nghệ hiện đại, từ đó khiến họ cảm thấy khó khăn và dùng một cách không thoải mái với hệ thống smart home của gia đình. Bạn có tưởng tượng phải ngồi chỉ cách điều khiển, cài đặt thiết bị cho ông bà của mình không? (đó là một câu chuyện buồn 🙂 ).

Sự phức tạp khi lắp đặt, sử dụng hệ thống nhà thông minh

  • Người dùng luôn hỏi và đặt ra các câu hỏi giống nhau đó là nhà thông minh là gì? Sử dụng nhà thông minh như thế nào? Tính e sợ và tính ì chính là trở ngại lớn nhất để công nghệ phát triển. Sở dĩ công tắc điện truyền thống khó bị thay thế là vì cách điều khiển đơn giản Bật/Tắt trong khi nghe nói đến Smart Home, hầu như mọi người hình dung đến sự phức tạp khi điều khiển vì liên quan đến công nghệ cao. Đối với các công ty công nghệ đã có bề dày và được công chúng biết đến như Bkav thì họ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng.
  • Trở ngại lớn nhất vẫn nằm ở việc làm sao thuyết phục được khách hàng, giúp họ vượt qua được sự e ngại về việc khó khăn khi áp dụng công nghệ Smart Home. Thực ra, thành tựu công nghệ tạo ra không phải để làm khó người dùng mà giúp con người giải phóng được thời gian, tâm sức cho những việc lặt vặt ở nhà.
  • Đặc biệt, với những đô thị có dân cư đông đúc như Thủ đô Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, việc trang bị hệ thống hiện đại cho một căn nhà trở nên thông minh sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến mạng lưới điện xung quanh. Vì thông thường, các hệ thống nhà thông minh đòi hỏi một nguồn năng lượng nhất định và phải luôn luôn được cung cấp 24/24 (nếu bạn có sử dụng nguồn dự phòng thì khỏi phải bàn vấn đề này nhé).
Bên cạnh đó, các rủi ro khiến hệ thống hiểu nhầm hay hoạt động sai khác như tình trạng nước ngập thành sông mấy ngày vừa qua ở Sài Thành cũng là điều rất khó để kiểm soát hay nhà cung cấp nhà thông minh có thể xử lý được.

Chi phí hoàn thiện hệ thống nhà thông minh khá cao

  • Trở ngại thứ hai khiến Smart Home chưa phổ cập nằm ở giá thành còn quá cao. Đối với những người yêu thích công nghệ và muốn áp dụng thành tựu công nghệ vào ngôi nhà thông minh thì khi tìm hiểu thiết bị Smart Home họ lại nghe nói rằng các thiết bị này rất đắt đỏ.
  • Trên thực tế điều này cũng không sai vì nhiều hệ thống Smart Home từ Âu-Mỹ nếu lắp trọn bộ cho một căn biệt thự 1 tầng trệt, 1 tầng lầu rộng chừng 300m2 nhiều khi lên đến 1 tỷ đồng. Cái giá này khiến hầu hết những người có ý định dùng Smart Home đều phải e ngại.

Nhìn chung, câu trả lời cho nhà thông minh là gì đã được chúng tôi làm rõ, hiện nay nó vẫn đang là một công nghệ mới, chưa phổ biến. Nên nếu muốn sử dụng, bạn có thể dùng thí điểm ở một vài nơi quan trọng trong nhà tương tự như việc gắn máy lạnh (điều hoà) ở một vài phòng cần thiết. Như thế bạn có thể vừa tiết kiệm được một khoản kha khá vừa có thể quản lý tốt hơn hệ thống nhà thông minh của mình.

Không biết bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy để lại comment bên dưới để trao đổi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *