Internet Of Things là gì?
Hiện nay chúng ta quá quen với cụm từ hệ thống IoT hay nền tảng điện toán đám mây phổ biến hiện nay (công nghệ điện toán đám mây). Vậy chúng thực sự là gì mà lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy trong cuộc sống chúng ta, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Internet Of Things hay IOTs. Hiểu một cách đơn giản là các ứng dụng cho cuộc sống thông qua môi trường Internet. Để dễ hiểu IOTs là gì thì tôi có một ví dụ nhỏ: Bạn có thể tạo ra một ngôi nhà với các thiết bị được vận hành, điều khiển thông qua thiết bị kỹ thuật số (SmartPhone, PC,…). Tất cả những gì bạn tạo ra có thể quản lý, giám sát trên môi trường Internet, sóng,… mà góp phần đem lại lợi ích cho con người đều được gọi chung là hệ thống IOTs.
Hiện nay các thiết bị phần cứng IOTs kết nối với các phần mềm ứng dụng để chuyển tiếp thông tin thông qua các giao thức truyền nhận dữ liệu. Hệ thống IOTs (Internet of Things Platform) là những ứng dụng thực hiện việc liên kết giữa các thiết bị IOTs và trung tâm dữ liệu. Từ đó tạo ra một mạng dữ liệu cung cấp đầy đủ thông tin được thu thập từ hàng trăm thiết bị IOTs khác nhau.
Công ty Gartner dự báo đến cuối năm 2020 sẽ có 25 tỉ vật dụng có kết nối Internet. Công ty Cisco dự báo gấp đôi: sẽ có 50 tỉ vật dụng có kết nối Internet đến cuối năm 2020. “Vật dụng” có thể là bất cứ thứ gì mà con người sử dụng. Mọi vật dụng đều có khả năng trở nên “thông minh” khi có kết nối Internet, cũng như chính con người.
Điện toán đám mây (cloud computing) là gì?
Trước tiên không nên nhầm lẫn giữa điện toán đám mây với các thuật ngữ khác về mặt vật lý như là điện lưới, điện công nghiệp,.. Ở đây, điện toán đám mây hay còn gọi là Cloud Computing là một thuật ngữ chỉ kết nối và chia sẻ thông tin dựa trên mức độ lưu lượng truy cập trang web trên toàn bộ mạng. Điện toán đám mây thường được cung cấp như một dịch vụ “qua Internet, thường là dưới hình thức cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), nền tảng như một dịch vụ (PaaS), hoặc phần mềm như một dịch vụ (SaaS).
Mô hình hoạt động của điện toán đám mây
Đơn giản hơn có thể hiểu điện toán đám mây là một dịch vụ tổng quát về ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì việc bạn sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể sờ được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì nay bạn sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa thông qua môi trường Internet. Tất cả các dữ liệu của cá nhân, doanh nghiệp đều có thể lưu trữ, xử lý trực tuyến bất kỳ lúc nào thông qua điện toán đám mây, được cung cấp bởi những thương hiệu số một hiện nay như: Amazon, google, IBM,…
Lợi ích của điện toán đám mây mang lại
- Sử dụng các tài nguyên tính toán động: Có thể nâng cấp bộ nhớ, tốc độ, băng thông,…ngay tức thì
- Giảm chi phí: Chi phí mua, bán máy chủ vật lý khi phải có rất nhiều dịch vụ kèm theo, giảm tối đa chi phí vận hành, bảo trì, nâng cấp,… khi chỉ việc yêu cầu bên cung cấp xử lý ngay trên hệ thống
- Giảm độ phức tạp: Điện toán đám mây mang lại tiện ích vô cùng lớn khi không cần quá nhiều chuyên gia IT tại doanh nghiệp vận hành
- Đẩy mạnh số hóa doanh nghiệp: cloud computing đem đến môi trường số hóa hoàn toàn khi giúp các doanh nghiệp sử dụng kho lưu trữ dữ liệu khổng lồ, có thể cải tiến các ứng dụng IOTs, tự động hóa, tất cả có thể lưu trữ trực tuyến trên “đám mây”.
Với những khả năng mà IOTs platform có thể cung cấp được, các công ty công nghệ ngày càng tận dụng nó nhiều hơn. Hiện nay, có rất nhiều các nền tảng điện toán đám mây cung cấp nhiều tùy chọn khác nhau để triển khai các dự án IoTs. Những cái tên như Amazon, Google hay Microsoft là những người tiên phong trong lĩnh vực phát triển điện toán đám mây và sau đây là 5 nền tảng điện toán đám mây phổ biến bạn có thể sử dụng cho các ứng dụng IOTs của mình.
Amazon Web Service (AWS) IoT
Đây là nền tảng điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay. Năm 2017, Amazon đã thông báo AWS IoT platform của họ tại hội thảo Re:Invent với các tính năng chính như sau:
- Registry for recognizing devices: Tất cả các thiết kết nối đến AWS IoT đều được xem là một Things và AWS IoT cho phép bạn lưu các thông tin của các thiết bị kết nối đến AWS IoT thông qua tài khoản AWS IoT.
- Cung cấp các gói phần mềm phát triển cho các thiết bị phần cứng.
- Device Shadows: Khi thiết bị kết nối đến AWS sẽ được xem là một Device Shadow, đại diện cho danh tính và trạng thái đã biết cuối cùng của thiết bị và cung cấp kênh để gửi và nhận dữ liệu với thiết bị.
- Secure device gateway: Là gateway bảo mật cho các thiết bị IoT.
- Rules engine: Các công cụ, quy tắc giúp giao tiếp giữa các dịch vụ của AWS và thiết bị.
Các nền tảng IoT của AWS giúp các nhà phát triễn dễ dàng hơn trong việc kết nối nhiều loại cảm biến cho nhiều loại ứng dụng khác nhau. Hiện nay Amazon đã hợp tác với các hãng phần cứng khác như Texas Instruments, Broadcom và Qualcomm để tạo ra những phần cứng tương thích với nền tảng của họ.
Microsoft Azure IoT
Là một nền tảng điện toán đám mây phổ biến trong cộng đồng Dev, cung cấp nhiều giải pháp mở rộng, các dịch vụ nền tảng và các công nghệ tiên tiến. Đối với dịch vụ nền tảng đám mây, Microsoft Azure IoT cung cấp các tính năng chính sau đây:
- Device shadowing (tương tự như AWS).
- Rule engine: Các công cụ, quy tắc giúp giao tiếp giữa các dịch vụ của Azure và thiết bị.
- Nhận dạng thiết bị.
- Giao diện giám sát thông tin.
Để xử lý số lượng lớn thông tin thu thập từ hệ thống nhiều cảm biến, Azure IoT kết hợp với Azure Stream Analytics để xử lý lượng thông tin khổng lồ theo thời gian ngắn.
Google Cloud Platform
Google Cloud là một trong những hệ thống IoT cung cấp công nghệ điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay. Với khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ bằng cách sử dụng Cloud IoT Core, giúp Google thực sự nổi bật so với đối thủ khác. Một số tính năng của Google cloud platform:
- Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp: Google Cloud cung cấp các dịch vụ tích hợp giúp các doanh nghiệp xử lý lượng dữ liệu khổng lồ bị phân tán trên toàn cầu theo thời gian thực. Các doanh nghiệp còn có thể sử dụng kết hợp các giải pháp phân tích dữ liệu tiên tiến kết hợp với công nghệ học máy từ Cloud Machine Learning Engine.
- Tăng tốc thiết bị.
- Cắt giảm chi phí bằng các dịch vụ đám mây.
- Hệ sinh thái đối tác rộng lớn.
ThingWorx IoT platform
Thingworx là một hệ thống IoT được thiết kế để phát triển ứng dụng doanh nghiệp, nó cung cấp các tính năng chính như:
- Dễ dàng kết nối các thiết bị IoT đến nền tảng điện toán đám mây phổ biến của ThingWorx.
- Loại bỏ sự phức tạp khỏi quá trình phát triển ứng dụng IoT.
- Chia sẻ nền tảng giữa các nhà phát triển để thúc đẩy phát triển nhanh chóng.
- Tích hợp học máy để tự động hóa các phân tích dữ liệu lớn phức tạp.
- Cung cấp công nghệ đám mây, các giải pháp về hệ thống nhúng và IoT.
IBM Watson
IBM Watson là một nền tảng cloud computing được nhiều nhà phát triển thực hiện. Hệ thống IoT này được hỗ trợ bởi nền tảng cloud hỗn hợp PaaS của IBM, Watson IoT cho phép các nhà phát triển dễ dàng triển khai các ứng dụng IoT. Các tính năng cơ bản của IBM Watson như:
- Quản lý thiết bị.
- Bảo mật truyền thông.
- Truyền nhận dữ liệu thời gian thực.
- Lưu trữ dữ liệu, máy chủ server
- Cung cấp dịch vụ dữ liệu về thời tiết.
Trên đây mình đã giới thiệu sơ lược iot là gì và một số các nền tảng điện toán đám mây phổ biến về Internet of Things (hệ thống IoT), các nhà cung cấp Cloud khác nhau nhằm hỗ trợ đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Sử dụng các nền tảng lớn vào hệ thống IoT sẽ giúp cá nhân và doanh nghiệp nâng cao hiệu suất của hệ thống. Được hỗ trợ nhiều giải pháp khác nhau và không phải lo lắng về vấn đề bảo mật hoặc lưu trữ.